Đặc điểm Chi_Mít

Phần lớn các loài trong chi này là các cây gỗ (một ít là cây bụi) cao 15–20 m; với nhựa mủ, trong đó lá, thân và cành con đều có thể sinh ra nhựa màu trắng sữa.

Các lá thường xanh hay sớm rụng có lá kèm, mọc so le hay vòng hoặc xếp thành hai dãy, dao động từ nhỏ và nguyên (như ở Artocarpus integer) tới lớn và xẻ thùy (như ở Artocarpus communis). Các lá hình tim của Artocarpus communis kết thúc với chóp lá dài và nhọn.

Các loài của chi này là đơn tính cùng gốc, với các hoa đơn tính của cả hai giới đều có mặt trên cùng một cây. Các cụm hoa sinh ra trên thân hay các cành chính. Các hoa đực mọc thành bông đuôi sóc. Các hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế hợp thành. Bầu nhụy thượng. Hạt không có nội nhũ

Một vài loài trong chi này có quả ăn được và được trồng khá phổ biến, như xa kê (Artocarpus altilis), mít tố nữ (Artocarpus integer), mít (Artocarpus heterophyllus) và marang (Artocarpus odoratissimus). Trong sửa đổi gần đây nhất của chi Artocarpus, loài hay thay đổi Artocarpus communis được coi là chứa cả ba loài xa kê: Artocarpus altilis, Artocarpus mariannensis và Artocarpus camansi.

Tên gọi 'Artocarpus' có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp 'artos' (= bánh mì) và 'karpos' (= quả). Tên gọi khoa học này được Johann Reinhold ForsterJ. Georg Adam Forster, một đội các nhà thực vật học là cha và con trên boong tàu HMS Resolution trong chuyến thám hiểm lần hai của thuyền trưởng James Cook.

Xa kê và mít được trồng khá phổ biến tại Đông Nam Á. Các loài khác được trồng có tính chất địa phương hơn để lấy gỗ, quả hay hạt ăn được. Tại Việt Nam hiện đã biết có 13 loài.

Liên quan